Nhu cầu liên lạc ngày càng cao và cần bảo mật cho nên các máy bộ đàm đã ra đời để đáp ứng. Vậy nếu muốn liên lạc tầm xa thì sao? Hay bộ đàm 50km có thật không? Cùng Seazen tech đi kiểm chứng qua bài viết dưới đây.
Hình 1. Máy bộ đàm tầm xa
Mục lục
Cấu tạo của bộ đàm tầm xa cũng không khác gì so với bộ đàm cầm tay thông thường. Dưới đây là 4 bộ phận chính của máy bộ đàm:
- Bộ phận phát tín hiệu có tác dụng truyền và mã hóa tín hiệu chuyển đi.
- Thu tín hiệu và mã hóa tín hiệu trả về.
- Chuyển đổi tín hiệu thành âm thanh có thể nghe được.
- Nguồn điện chính là bộ phận cung cấp năng lượng cho máy bộ đàm hoạt động.
- Bộ đàm liên lạc có thiết kế nhỏ gọn, vừa tầm tay
- Truyền sóng vô tuyến với tốc độ cao.
- Khả năng bảo mật thông tin cao với đường truyền nội bộ.
- Sử dụng được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Chi phí đầu tư thấp và có thể sử dụng miễn phí.
Hình 2. Đặc điểm của máy bộ đàm tầm xa
Như các bạn đã biết, bộ đàm là một loại thiết bị bán song công (tại một thời điểm chỉ có thể nghe hoặc nói). Khi muốn kết nối liên lạc chỉ cần bấm giữ nút PTT trên máy và nói vào bộ đàm thì âm thanh bạn đang nói sẽ được phát ra ở đầu dây bên kia các thiết bị cùng tần số. Sau khi hoàn tất truyền đạt thông tin bạn chỉ cần nhả nút PTT ra và nhận lại phản hồi (nếu có).
Để có thể truyền tín hiệu đi thì bộ đàm truyền thống (analog/digital) phải sử dụng tần số vô tuyến điện UHF/VHF. Băng tầng này cũng là phương thức hoạt động chính của hầu hết các dòng bộ đàm trên thị trường hiện nay.
Trên thực tế để có thế xác định chính xác cự ly hoạt động của bộ đàm còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy, bạn đừng vội tin những lời “mời chào” mua sản phẩm với cứ ly xa hấp dẫn.
Cự ly của máy bộ đàm còn phụ thuộc vào địa lý, vật cản, điều kiện khí hậu và thương hiệu sản xuất,...Chính vì thế, bạn cần xác định rõ trước nhu cầu sử dụng bộ đàm của bạn thân để có thể lựa chọn đúng.
Khi sử dụng bộ đàm Analog với khu vực nội thành thì phạm vi liên lạc tốt nhất trong khoản 1 - 2km và 2 - 3km đối với khu vực ngoại thành.
Ngày nay, các bộ đàm digital xuất hiện với sự cải tiến về mặt công nghệ đã giúp bộ đàm có thể liên lạc ở cự ly xa hơn với nội thành là 2 - 3km, ngoại thành có thể lên đến 5km và khu vực rộng rãi có thể đạt đến cự ly 8km (phụ thuộc vào môi trường xung quanh cũng như do vật cản).
Hình 3. Cự ly hoạt động trên thực tế của bộ đàm cầm tay lên đến bao nhiêu km?
Lựa chọn máy bộ đàm tầm xa để đạt được khả năng hoạt động và làm việc tốt nhất cần đảm bảo những yếu tố sau đây:
Khả năng liên lạc (truyền tin): Chọn dòng máy có công suất phù hợp của máy bộ đàm thông thường, đảm bảo thông tin truyền tải diễn ra nhanh chóng và chính xác giữa các bộ đàm và truyền đạt được tới nhiều người cùng lúc.
Khả năng chống nước: Một bộ đàm tốt cần phải đáp ứng được khả năng chống nước đạt tiêu chuẩn. Điều này được thể hiện thông qua các IP Code (Ingress Protection) trên máy. IP càng cao thể hiện khả năng chống nước càng tốt thông qua đó có thể đánh giá được mức độ chống tác động xâm nhập tới thiết bị.
Khả năng chống cháy nổ: Đối với môi trường đặc biệt, bộ đàm phải được Tổ chức Factory Mutual Research Corporation - FMRC ( viết tắt của Hiệp hội nghiên cứu chống cháy nổ trong nhà máy) cấp chứng nhận sử dụng.
Ngoài ra, khi chọn mua bộ đàm để tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường thì bạn cũng nên lưu ý đến các giấy chứng nhận, thương hiệu đi kèm trong bộ thiết bị.
Dưới đây là 4 nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng tới cự ly hoạt động của máy bộ đàm tầm xa:
Dĩ nhiên là công suất máy càng lớn thì liên lạc càng xa, tuy nhiên bạn nên biết rằng khi sử dụng các máy có công suất lớn hơn 5W trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng xấu lên tình trạng sức khỏe của bạn.
Hiện nay, hầu hết các hãng sản xuất bộ đàm nổi tiếng như Motorola, Icom, Kenwood hay Hytera đều sản xuất các máy bộ đàm thương mại, bộ đàm hàng hải, bộ đàm hàng không với công suất không quá 5W để có thể đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của người dùng theo quy định của Ủy ban Thông tin liên lạc Liên Bang (FCC).
Ở các bộ đàm sử dụng tại nước ta hiện nay thì băng tần sóng UHF (136 - 174MHz) và VHF (400 - 527MHz) là hai tần sóng được sử dụng nhiều nhất.
Trong đó tần số VHF có khả năng đi xa hơn và nếu so sánh hai băng tần này trên một không gian không có vật cản thì VHF gần như đi xa gấp đôi so với UHF.
Tuy nhiên, VHF lại có nhược điểm là dễ bị cản trở bởi kim loại và bê tông. Cho nên khi chọn mua bộ đàm bạn cần phải lưu ý đến khu vực sử dụng để lựa chọn băng tần sao cho phù hợp.
Đây là yếu tố khá quan trọng làm ảnh hưởng nhiều đến tốc độ truyền xa của bộ đàm. Tín hiệu của máy bộ đàm khi gặp các vật cản như bê tông, kim loại sẽ bị suy yếu. Ở một số địa hình việc cản trở này còn tạo nên các điểm chết khiến bộ đàm không thể liên lạc được.
Các bạn có thể đã từng thấy Ăng ten của bộ đàm rồi nhỉ. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc tại sao lại có ăng ten dài (ăng ten râu) và ăng ten ngắn chưa?
Theo xu hướng người dùng hiện nay, chuộng tính gọn nhẹ thì ăng ten râu trở thành lựa chọn của nhiều người, tiện lợi bỏ túi, mang theo bên mình. Thế nhưng, đối với máy bộ đàm tầm xa thì ăng ten râu chính là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, so với ăng ten râu thì ăng ten ngắn chị gọn nhẹ hơn nhưng hiệu suất truyền đị chỉ đạt được 70% so với ăng ten râu.
Hình 4. Các yếu tố gây ảnh hưởng đến cự ly hoạt động của máy bộ đàm tầm xa
Cho nên, nếu bạn xác định sử dụng bộ đàm để liên lạc tầm xa thì nên sử dụng ăng ten râu nhé.
Một số tip giúp tăng khả năng liên lạc tầm xa cho bộ đàm của bạn:
- Hạn chế đứng ở các vị trí tiệm cận điểm mù của tín hiệu, nên chọn những nơi cao, thoáng đãng, ít vật cản sẽ giúp bộ đàm của bạn được kết nối liên lạc một cách tốt hơn.
- Tăng công suất cũng là một lựa chọn, nếu công suất của bộ đàm bình thường ở mức 5W thì bạn có thể tăng lên 30 - 50W, cho công suất hoạt động ở mức cao nhất.
- Cần phải đảm bảo pin của bộ đàm được sạc đầy. Khi pin đầy thiết bị sẽ nhạy hơn trong quá trình thu tiếp sóng.
- Lựa chọn bộ đàm cố định thay cho bộ đàm cầm tay cũng là một cách giúp tăng cự ly liên lạc của bộ đàm.
Trên thực tế bộ đàm 50km vẫn có thật.
Và để có thể sử dụng bộ đàm cho những khoảng cách như vậy cần phải có các thiết bị hỗ trợ như cột ăng ten và trạm chuyển tiếp. Tùy thuộc vào phạm vi liên lạc là bao xa mà từ đó hệ thống sẽ cần số thiết bị tương ứng và khoảng cách càng xa thì thiết bị hỗ trợ sẽ càng nhiều.
Tăng công suất phát: Bạn có thể tăng công suất gấp 10l lên mức 50W nhờ thông qua trạm chuyển tiếp Icom IC-FR5000/ IC-FR6000.
Tăng độ lợi thu ăng ten: Sử dụng ăng ten độ lợi cao ( high gain antenna) hoặc anten cắt đúng tần số (cutting antenna).
Tăng độ cao ăng ten: ăng ten càng cao giúp bộ đàm liên lạc xa, bạn nên tính toán một cự ly phù hợp.
Hình 5. Muốn liên lạc bộ đàm tầm xa từ 5km, 10km, 20km, 50km thì cần những thiết bị hỗ trợ nào?
Để có thể liên lạc tầm xa thì máy bộ đàm tầm xa chính là một lựa chọn cho bạn. Seazen Tech hy vọng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp ích cho bạn.
Công ty SeaZen Technology tự hào là nhà cung cấp các giải pháp An ninh - An toàn hàng đầu Việt Nam. Kế thừa tinh hoa từ SeaZen Security (dịch vụ bảo vệ) và SeaZen Edu (trường đào tạo nghề bảo vệ đầu tiên tại Việt Nam) SeaZen Tech thấu hiểu được nỗi lo về tính an toàn trong xã hội hiện nay và biết rõ khách hàng muốn gì, cần gì.
Hãy liên hệ cho chúng tôi qua website https://seazentechnology.com/ và Hotline: 02822.538.539 hoặc 0937.578.677 đội ngũ nhân viên của SeaZen Tech sẽ hỗ trợ quý khách 24/7.